Cô giáo gửi những mẫu thư bí mật cho học trò và cái kết bất ngờ...
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".'Mưa tim' cho du học sinh từng thuộc diện xóa đói giảm nghèo
Cùng với các hoạt động kinh doanh chính, PVcomBank tập trung nguồn lực cho công tác chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã xây dựng một lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2025 – 2030 với mục tiêu tỷ trọng các giao dịch và nghiệp vụ thực hiện trên môi trường số đạt từ 50% - 70% vào năm 2025 và từ 70% - 90% vào năm 2030. PVcomBank tăng cường hợp tác với đối tác IBM trong việc phát triển hệ thống ngân hàng mở, làm việc với Amazon để xây dựng chiến lược chuyển đổi các ứng dụng quan trọng lên hạ tầng Cloud nhằm mục đích nâng cao tính sẵn sàng, khả năng mở rộng, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro trong vận hành.
Tốn hơn 14 triệu đồng để thay lốp xe ô tô điện
Với người hòa âm phối khí, nếu cố gắng áp đặt đánh lừa kiểu một đoạn dạo đầu lạ hoắc lạ huơ rồi cho rớt vào Kiếp dã tràng, tôi e rằng sẽ thất bại ê chề. Vì vẻ đẹp của bài hát sẽ “giết chết” những kẻ nào dám đùa giỡn và tự tin thái quá rằng khả năng hòa âm của mình có thể “áp chế” bài hát. Chỉ có thể là nét đẹp thánh thiện của hòa thanh cổ điển, hoặc một chút jazz mới thích hợp với bài hát này mà thôi!
Cuộc đua giảm giá, ưu đãi gay gắt ở phân khúc gia đình cỡ nhỏ tại Việt Nam trong tháng 2.2025 đã ít nhiều cho thấy tác dụng; khi hầu hết mẫu mã ô tô đều đã tìm lại đà tăng trưởng doanh số.Cụ thể, số liệu bán hàng mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và TC Motor (đơn vị nhập khẩu, lắp ráp và phân phối các dòng xe Hyundai tại Việt Nam) cho thấy, khép lại tháng vừa qua, nhóm xe này bán ra tổng cộng 2.978 xe. Doanh số này tăng hơn 400 xe, tương đương gần 17% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, ngoại trừ bộ đôi xe Nhật có giá bán cao hơn mặt bằng chung là Honda BR-V và Toyota Innova, tất cả những mẫu xe còn lại ở nhóm xe gia đình 7 chỗ cỡ nhỏ đều đạt kết quả tích cực.Trong đó, Mitsubishi Xpander tiếp tục là tâm điểm. Mặc dù vậy, trái với "cú lao dốc" bất ngờ ở tháng mở màn năm 2025; bước sang tháng 2, mẫu xe Nhật đã nhanh chóng tìm lại nhịp tăng trưởng. Theo số liệu từ báo cáo của VAMA, Xpander kết thúc tháng vừa qua với doanh số 1.053 xe, tăng 245 xe; tương đương khoảng 30% so với tháng trước đó.Với kết quả này, Xpander không những duy trì vị trí dẫn đầu phân khúc, mà còn tái thiết lập vị thế áp đảo về doanh số trước các đối thủ cạnh tranh, khi lại bỏ xa mẫu xe bám đuổi gần nhất Toyota Innova. Bởi tháng vừa qua, mẫu xe này chỉ bán ra 414 xe, giảm gần 100 xe, tương đương khoảng 25% so với tháng 1.2025. Nếu so với Xpander, lượng xe bàn giao của Innova thậm chí chưa bằng một nửa.Trong khi đó, "đàn em" của Innova và Toyota Veloz cũng không khá hơn. Kết thúc tháng 2, mẫu xe này dù được Toyota áp dụng chương trình ưu đãi, hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ cũng chỉ bán ra tổng cộng 364 xe, xếp sau Mitsubishi Xpander và Toyota Innova.Ở nhóm còn lại, Hyundai Stargazer là mẫu xe nổi bật hơn cả khi ghi nhận doanh số 304 xe, tăng gần gấp đôi so với tháng liền trước. Kết quả tích cực của mẫu xe Hàn chủ yếu đến từ chính sách ưu đãi, giảm giá mạnh tay được Hyundai Thành Công (HTV) và hệ thống đại lý mạnh tay áp dụng từ đầu năm; đưa giá bán thực tế của Stargazer chỉ còn khoảng 450 triệu đồng, rẻ nhất phân khúc.Những cái tên khác như Toyota Avanza, Suzuki XL7, Hyundai Custin hay KIA Carens cũng đạt kết quả tăng trưởng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.Riêng Honda BR-V lại là trường hợp cá biệt. Trái ngược với hầu hết đối thủ cạnh tranh, mẫu xe của Honda trong tháng 2 bất ngờ sa sút khi chỉ bàn giao đến tay khách hàng 221 xe, giảm gần một nửa so với tháng 1. Kết quả này khiến BR-V cùng với Toyota Innova trở thành một trong hai mẫu xe gia đình cỡ nhỏ ghi nhận doanh số giảm sút.Cộng dồn hai tháng đầu năm, Mitsubishi Xpander như thường lệ tiếp tục xác lập vị thế dẫn đầu với gần 1.900 xe đến tay người dùng. Toyota Innova xếp ngay sau nhưng doanh số chỉ bằng một nửa. Theo nhiều chuyên gia trong ngành ô tô, hiện tại Xpander vẫn đang cho thấy sự áp đảo ở phân khúc xe gia đình cỡ nhỏ. Tuy nhiên năm 2025, nhóm xe này dự kiến sẽ cạnh tranh gắt gao hơn nữa bởi sự xuất hiện của nhiều mẫu mã mới, nhất là những mẫu xe đến từ Trung Quốc.
Bác sĩ Lý Tấn Việt - bác sĩ chỉnh hình tai vểnh tại TP.HCM
Dự án nút giao An Phú có tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng, được khởi công vào tháng 12.2022. Đây là công trình trọng điểm khu vực cửa ngõ phía đông thành phố, giúp tăng cường kết nối giữa cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM.Báo cáo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cho biết, dự án có 12 gói thầu đang thi công, sau hơn hai năm thi công đã đạt tổng tiến độ 65%. Trong đó, có 2 hạng mục là xây dựng cầu Bà Dạt và cầu Giồng Ông Tố đã đạt 90% khối lượng thi công, hiện đang hoàn thành công tác thảm bê tông nhựa đường. Cùng với đó, nhánh hầm chui HC1 thuộc khu vực đường dẫn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây về Mai Chí Thọ đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng, các hạng mục còn lại như trạm bơm, những đốt hầm kín… đang được gấp rút thi công để kịp thông xe trước ngày 30.4. Khi đó, các phương tiện có thể đi hầm chui về đường hầm sông Sài Gòn một cách thuận lợi. Các đơn vị đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục còn lại trong năm 2025. Đối với 6 gói thầu chưa khởi công gồm: xây dựng phần mặt bằng nút giao, các cầu bộ hành, hạng mục cây xanh, hạng mục chiếu sáng giao thông, hệ thống camera, biển quảng cáo, xây dựng tháp trung tâm, chủ đầu tư dự kiến khởi công đồng loạt vào quý 3. "Khi toàn bộ nút giao An Phú được hoàn thành đưa vào phục vụ bà con sẽ đồng bộ với nút giao Mỹ Thủy, giảm tải rất lớn cho giao thông khu vực vào cảng Cát Lái. Cùng với kế hoạch khởi công đường liên cảng, mở rộng đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cửa ngõ phía Đông TP sẽ được mở rộng thông thoáng trong tương lai" - ông Lương Minh Phúc nói.Cũng theo ông Lương Minh Phúc, riêng phạm vi mở rộng đường Lương Định Của, đoạn từ Mai Chí Thọ đến đường Nguyễn Hoàng (phía phải tuyến) hiện chưa thể triển khai do chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú. Theo kế hoạch, nếu công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành thì sẽ tổ chức di dời đường ống cấp nước D400, thi công hạng mục nhánh cầu N1.2 và phần đường mở rộng trong thời gian 12 tháng kể từ khi nhận đủ mặt bằng. Hiện tại, Ban giao thông đang lập kế hoạch tổ chức giao thông tạm khu vực này để khai thác cùng với các hạng mục khác đã hoàn thành của nút giao vào cuối năm 2025. Để sớm hoàn thành nhánh cầu N1.2 đồng bộ với toàn dự án, Ban Giao thông kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.Thủ Đức, Công ty cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm, thực hiện theo chỉ đạo trước đó của Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường: "nghiên cứu, thống nhất giải pháp xử lý các nội dung liên quan theo đúng quy định" báo cáo UBND TP trước 15.3 để làm cơ sở triển khai công việc tiếp theo thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần 22.012 m2 thuộc Khu đô thị phát triển An Phú".Sau khi nghe báo cáo của chủ đầu tư, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được đánh giá cao nỗ lực của các nhà thầu, đơn vị tư vấn, chủ đầu tư cùng các đơn vị liên quan. Chủ tịch thành phố biểu dương và đề nghị các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh nhịp độ thi công các hạng mục, các nhánh cầu, đường, hầm đang triển khai. Đối với những kiến nghị của chủ đầu tư, các Sở, ban, ngành cùng UBND TP.Thủ Đức cần nhanh chóng tìm phương án tháo gỡ để hoàn thiện nút giao An Phú trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện đi lại tốt nhất cho người dân. "Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng, không chỉ xây dựng mỹ quan đô thị cho khu Đông thành phố mà còn giữ vai trò kết nối với các dự án metro, đường sắt quốc gia. Do đó, công tác chuẩn bị kết nối cũng phải sẵn sàng để triển khai nhanh nhất có thể. Tất cả phải theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vượt nắng thắng mưa, làm 3 ca 4 kíp xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, đảm bảo tiến độ công trình đẩy nhanh nhất có thể" - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Được chỉ đạo.